Phân tích khổ thơ đầu bài thơ “Bên kia sông Đuống”.

Hồn thơ Hoàng Cầm là một hồn thơ dân dã và bình dị. Thơ ông luôn gắn liền với những hình ảnh thân thuộc của quê hương và con người Kinh Bắc. Tiêu biểu cho hồn thơ đó chính là bài thơBên kia sông Đuống”.

Ngay trong khổ đầu của bài thơ, chúng ta đã cảm nhận được tình yêu quê hương nồng nàn, tha thiết, cùng với nỗi căm thù sục sôi đối với quân giặc bạo tàn. Bên kia sông Đuống chính là nơi chôn rau cắt rốn của nhà thơ, nơi có mẹ già, vợ dại, con thơ đang ngày đêm trông ngóng. Nơi ấy đang bị quân thù dày xéo không thương tiếc, xót xa:

Em ơi! Buồn làm chi
Anh đưa em về sông Đuống
Ngày xưa cát trắng phẳng lỳ
Sông Đuống trôi đi
Một dòng lấp lánh
Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ
Xanh xanh bãi mía bờ dâu
Ngô khoai biêng biếc
Đứng bên này sông sao nhớ tiếc
Sao xót xa như rụng bàn tay 

 

Đi vào những vần thơ hay chính là những dòng tâm sự của Hoàng Cầm ông bày tỏ luôn những tâm trạng và sự xót xa của mình qua tiếng gọi tha thiết em ơi:

“Em ơi! Buồn làm chi

Anh đưa em về sông Đuống

Ngày xưa cát trắng phẳng lì”

Phân tích khổ thơ đầu bài thơ Bên kia sông Đuống

Phân tích khổ thơ đầu bài thơ Bên kia sông Đuống

Tâm trạng ấy dồn nén và muốn bộc lộ luôn ngay trên những dòng thơ đầu tiên của bài. Nó càng thể hiện sự đau xót của bản thân tác giả lớn đến nhu thế nào. Cái sự lớn của nỗi đau đớn xót xa ấy không thể kìm nén được vội vàng bật lên đầy trào dâng. Tiếng gọi “em ơi” cùng với xưng hô “anh” nó là lối xưng hô được thể hiện trong nhiều bài thơ từ ca dao tình nghĩa cho đến thơ hiện đại như bài Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm. lối xưng ấy có hiệu quả nhất định, nó thể hiện sự gần gũi dễ nó bởi khi người ta yêu nhau thì không còn gì khó nói nữa. Thế nhưng nếu ca dao thắm thiết ngọt ngào qua những dòng thơ đầy ẩn ý, nếu Nguyễn Khoa Điềm dùng lối xưng hô ấy thầm thì như những lời thủ thỉ trong tình yêu khiến cho hình ảnh đất nước càng gần gũi thân thiết thì Hoàng Cầm lại dùng nó để thể hiện nỗi xót xa trong lòng mình. Tiếng gọi tha thiết ấy như mang đến chúng ta những tình cảm Hoàng Cầm đang cất giữ trong lòng. Khuyên người em kia đừng buồn nhưng thật ra lại là khuyên chính mình. Hình ảnh ngày xưa cát trắng phẳng lì thể hiển sự nhơ nhung đến sông Đuống những ngày quân giặc kia chưa đến.

Sang đến những câu thơ sau tác giả thê hiện rõ hơn những tâm trạng của mình qua việc nhắc đến con sông Đuống với những hình ảnh thật sự rất đẹp và hào hùng:

Sông Đuống trôi đi

Một dòng lấp lánh

Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ

Xanh xanh bãi mía bờ dâu

Ngô khoai xanh biếc

Đứng bên này sông sao nhớ tiếc

Sao xót xa như rụng bàn tay”

Trước tiên tác giả nói về vẻ đẹp của con sông Đuống, hàng ngàn năm qua nó vẫn soi mình lấp lánh, nhân dân hai bên bờ sống nhờ nguồn nước của nó. Những buổi bình minh nắng chiếu đẹp sông cũng như góp phần cho cảnh đất nước quê hương mình đẹp lên khi soi mình qua nắng để lấp lánh vỗ về hai bên bờ. Không chỉ ánh nắng ban ngày mà khi về đêm con sông ấy cũng hiền hòa soi mình dưới ánh trăng khiến dòng nước ấy như nhuộm màu vàng bạc. Thật vậy con sông ấy còn quý giá hơn vàng bạc ấy chứ bởi nó nằm đây biết bao nhiêu đời này gắn bó với nhân dân nó không chỉ là nguồn sống vật chất mà nó còn là linh hồn của những con người Kinh Bắc. Và cho đến hôm nay khi chiến đấu chống giặc ngoại xam nó vẫn nằm đấy nghiêng nghiêng dưới kháng chiến trường kì. Hai bên bờ những mía nương dâu kia hiện lên thật đẹp với màu xanh của “hàng dâu xanh ngắt một màu”. Rồi lại ngô khoai xanh biếc nữa. Qua đây ta thấy được những hình ảnh gần gũi thân thương ấy thật giản dị mà thi vị, nào dâu, sắn, mía ngô tất cả làm nên những cảnh đẹp ngàn đời của Kinh Bắc.

Tả cảnh như vậy đến cuối cùng nhà thơ cất lên những tiếng xót xa rơi rụng cả bàn tay , chính cái cảnh đẹp hiển nhiên ấy khiến cho nhà thơ âu lo những bom đạn kia sẽ phá hủy đi những gì đẹp đẽ của quê hương mình:

“Đứng bên này sông sao nhớ tiếc

Sao xót xa như rụng bàn tay”

Nghệ thuật so sánh thật đặc sắc đã làm cho ta thấy được nỗi lòng của tác giả. Nhìn cảnh quê hương đang bị tàn phá, ngẫm đến cảnh mẹ già, vợ con mình tác giả đau xót như gãy đi cánh tay của mình vậy. Có thể nói nỗi đau ấy không chỉ ngấm trong tim nữa mà nó còn lan ra khắp cơ thể.

Chỉ qua đoạn đầu của bài thơ, ta đã cảm nhận được tấm lòng của Hoàng Cầm: Không đơn thuần chỉ là tình yêu với quê hương, xóm làng. Rộng ra nữa, đó là tình cảm chứa chan mà nhà thơ muốn dành cho đất nước, cho toàn dân tộc. Nhìn quân thù giày xéo lên mảnh đất quê hương, có lòng ai không thương xót. Mỗi câu thơ được viết ra như tiếng lòng của người con yêu nước, đau đớn mà chứa chan niềm xót xa.

This entry was posted in Ngữ Văn Lớp 12 and tagged , , . Bookmark the permalink.

Leave a comment